Đầu đời Thân vương Takahito

Bốn người con trai của Hoàng đế Taishou năm 1921: Hirohito, Takahito, NobuhitoYasuhito

Thân vương Takahito được sinh ra tại Hoàng cung Tokyo, Tokyo, vào năm Đại Chính thứ 3(1915), trọn vẹn 15 năm sau khi Thiên hoàng Chiêu Hòa ra đời. Ông được ban ấu danh là Sumi-no-miya. Thân vương Takahito học các cấp tiểu học và trung học của Trường nam sinh Gakushūin từ năm 1922 đến 1932. Khi ông bắt đầu học cấp hai, người anh cả của ông đã lên ngôi Thiên hoàng và hai người anh tiếp theo của ông, Dật Phụ cung Thân vương YasuhitoCao Tùng cung Thân vương Nobuhito, đã bắt đầu sự nghiệp trong Lục quân Đế quốc Nhật BảnHải quân Đế quốc Nhật Bản. Ông vào Trường Sĩ quan Lục quân vào năm 1932, được bổ nhiệm làm trung úy và sau đó được bổ nhiệm vào Trung đoàn Kỵ binh thứ năm vào tháng 6 năm 1936. Sau đó, ông tốt nghiệp trường Đại học Lục quân.

Sau khi làm lễ trưởng thành vào tháng 12 năm 1935, Thiên hoàng Shōwa đã ban cho ông cung hiệu là Tam Lạp cung (Mikasa-no-miya), cho phép ông lập một nhánh mới của Hoàng gia.

Hoàng tử Mikasa trên dòng Yokosuka năm 1946

Thân vương đã được thăng cấp trung úy vào năm 1937 và trở thành thuyền trưởng vào năm 1939, phục vụ tại Trung Quốc dưới cái tên "Wakasugi". Trong sự nghiệp quân sự của mình, ông đã chỉ trích gay gắt hành vi của quân đội Nhật Bản tại Trung Quốc.[3] Trong một cuộc phỏng vấn năm 1994, ông đã chỉ trích cuộc xâm lược và tàn bạo của Quân đội Đế quốc Nhật ở Trung Quốc, và ông đã bị "sốc nặng" khi một sĩ quan thông báo với ông rằng cách tốt nhất để huấn luyện tân binh là sử dụng tù binh Trung Quốc để thực hành dưới ngọn lưỡi lê.[3] Theo Daniel Barenblatt, Thân vương và em họ Hoàng thân Tsuneyoshi Takeda đã xem một buổi chiếu phim đặc biệt của Shirō Ishii.Bộ phim đã cho thấy máy bay đang gây nên Chiến tranh sinh học,gây ra bệnh dịch hạch tràn lan vào thành phố Ninh Ba của Trung Quốc vào năm 1940.[4] Ông cũng được tặng một bộ phim nói về sự tàn bạo của Nhật Bản, liên quan đến các cảnh quay được sử dụng trong Trận chiến Trung Quốc, và xúc động đến nỗi ông đã khiến anh trai mình là Thiên hoàng Hirohito phải xem bộ phim.[5]

Năm 1994, một tờ báo tiết lộ rằng sau khi Thân vương trở về Tokyo, ông đã viết một bản cáo trạng đầy mỉa mai về hành vi của Quân đội Đế quốc Nhật Bản tại Trung Quốc, nơi ông đã chứng kiến tội ác chiến tranh của Nhật Bản đối với người dân Trung Quốc. Bộ Tổng tham mưu Quân đội Hoàng gia đã phủ nhận tài liệu này, nhưng bản sao của nó vẫn tồn tại và được xuất bản vào năm 1994.[6] Sau chiến tranh, có thông tin rằng khi còn là một sĩ quan,Thân vương đã có lập trường cứng rắn chống lại kỷ luật lỏng lẻo và hành động tàn nhẫn của binh lính Nhật Bản tại Trung Quốc.[7]

Được thăng cấp thiếu tá năm 1941,Thân vương còn là một sĩ quan tham mưu trong Trụ sở của Đạp quân viễn chinh Trung Quốc tại Nam Kinh, Trung Quốc từ tháng 1 năm 1943 đến tháng 1 năm 1944,nhằm củng cố tính hợp pháp của chính quyền Uông Tinh Vệ và phối hợp với các binh lính Quân đội Nhật Bản để hướng tới một sáng kiến hòa bình, nhưng những nỗ lực của ông đã hoàn toàn bị hủy hoại bởi chiến dịch Ichi-Go do Tổng hành dinh Hoàng gia phát động.[8]

Thân vương còn từng là một sĩ quan tham mưu trong Bộ phận Quân đội của Tổng hành dinh Hoàng gia ở Tokyo cho đến khi Nhật Bản đầu hàng vào tháng 8 năm 1945. Sau khi kết thúc chiến tranh, Thân vương đã phát biểu trước Xu mật viện, kêu gọi anh trai Hirohito thoái vị để chịu trách nhiệm về chiến tranh.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thân vương Takahito http://irancollection.alborzi.com/Orders/pages/197... http://www.asahi.com/ajw/articles/AJ201610270016.h... http://www.asahi.com/articles/ASF0TKY201401010021.... http://badraie.com/guests.htm http://1.bp.blogspot.com/-nrPbpZjq8UY/T6qzYQbvUcI/... http://www.newscom.com/nc/wmark/Newscom-jpphotos00... http://www.quirinale.it/elementi/DettaglioOnorific... http://www.japantimes.co.jp/news/2015/12/02/nation... http://www.japantimes.co.jp/news/2016/10/27/nation... http://www.japantimes.co.jp/news/2016/10/27/nation...